Con người nói dối trong sâu xa bởi họ không yêu bản thân

Hằng ngày, chúng ta đưa ra lựa chọn giống nhau hàng trăm lần: liệu nên nói dối hay là nói thật. Việc đó thường diễn ra mà không cần nghĩ ngợi, và chúng ta lờ đi tác động sâu sắc của những quyết định dường như không quan trọng đó. Ngay cả những lời nói dối nhỏ nhất cũng làm bạn mất tiền, ảnh hưởng tới các mối quan hệ của bạn, và những lựa chọn của bạn. Ngược lại, sự trung thực mang lại nhiều lợi ích bất ngờ về mặt tâm lý. Đây là cách sự thật và những lời nói dối ảnh hưởng đến não bộ và cuộc sống hằng ngày của bạn.

NHỮNG LỜI NÓI DỐI NHỎ CÓ THỂ LÀM BẠN MẤT TIỀN

Bạn đang ngồi ở một nhà hàng và nhân viên phục vụ đến hỏi bạn có thích món ăn của bạn không. Bạn nói tất cả đều tuyệt vời. Thức ăn ngon, nhưng bạn không muốn là người thô lỗ cho nên bạn nói dối. Nó có vẻ không phải là chuyện to tát, nhưng đến lúc tính tiền, bạn sẽ bo tiền một cách hào phóng thái quá. Đây là một ví dụ về những lời nói dối vô hại trên thực tế ảnh hưởng ra sao đến hành vi của bạn. Nhà tâm lý Guy Winch, viết bài cho tờ Psychology Today, giải thích:
Các nhà nghiên cứu Argo và Shiv] phát hiện thấy 85% thực khách ở các nhà hàng thú nhận đã có những lời nói dối vô hại khi trải nghiệm của họ tại nhà hàng là không hề thoả mãn (ví dụ, họ nói tất cả món ăn đều ngon khi thực tế là dở). Tuy nhiên, phát hiện thú vị đó là các thực khách đưa ra lời nói dối vô hại để che giấu sự bất mãn của họ thì sau đó có thể cho nhiều tiền tip hơn những thực khách không nói dối. Tại sao những thực khách ít thoả mãn với bữa ăn của họ và nói dối nhân viên phục vụ lại cho nhiều tiền tip hơn? Các nhà nghiên cứu cho rằng sự bất hoà về nhận thức (cognitive dissonance) đóng vai trò trong chuyện này.
Một số người nhận được những danh sách chứa các từ cơ bản không có ý nghĩa gì đằng sau chúng, còn những người khác nhận được danh sách các từ liên quan đến tính trung thực. Sau đó, trợ lý nghiên cứu cố tình để những người tham gia ở lại trong phòng không làm gì cả trong khoảng 12 phút chỉ để khiến họ khó chịu, bực mình. Khi quay lại, cô ấy hỏi một số sinh viên rằng họ cảm thấy thế nào. Đa số trả lời là “tốt” trong khi rõ ràng là nói dối vì họ đang bực bội.Sự bất hoà về nhận thức mô tả sự khó chịu, không thoải mái của bạn khi lưu giữ hai (hoặc nhiều hơn) những ý nghĩ xung đột, mâu thuẫn nhau, và nó biểu hiện rất nhiều khi bạn nói dối. Trong nghiên cứu khác của Argo và Shiv, các sinh viên đại học nhận được một danh sách ngắn gồm các từ để thành lập các câu.
Sau bài thử thách đầu tiên này, các nhà nghiên cứu mời những người tham gia vào một nghiên cứu thứ hai với một phần thưởng bằng vật phẩm trị giá $100. Họ cũng hỏi những người tham gia có muốn quyên tặng một phần giải thưởng của họ cho nghiên cứu không. Những người bị mồi cho nghĩ về sự trung thực và đưa ra lời nói dối vô hại trong thực nghiệm đầu tiên đã tặng nhiều hơn một nửa số tiền của họ (về trung bình). Tất cả những người khác thì chọn quyên tặng 1/3 giá trị phần thưởng của họ. Một lần nữa, sự bất hoà về nhận thức trở thành vấn đề cần xử lý khi xung đột của việc nói dối xuất hiện trong tâm trí.
Chúng ta phớt lờ những lời nói dối vô hại vì chúng có vẻ không làm hại ai. Chúng hiếm khi xuất hiện trở lại trong cuộc trò chuyện, nhưng những tác động trong tương lai của chúng thì lại tinh tế vì chúng tồn tại dưới những hình thức sâu sắc. Kết quả là, chúng ta cần xem xét đến những tác động về lâu dài của những hành động của chúng ta, ngay cả khi những hậu quả có vẻ nhẹ hoặc thậm chí không tồn tại.

NHỮNG LỜI NÓI DỐI LÀ GÁNH NẶNG LÊN BỘ NÃO CỦA BẠN, GÂY STRESS, VÀ LÀM HẠI CƠ THỂ BẠN

Nói dối đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Khi bạn nói sự thật, bạn đơn giản là nhớ lại những chuyện đã xảy ra. Nhưng khi bạn nói dối, bạn phải xem xét đến những gì bạn đang cố che giấu, mường tượng một phiên bản ngược lại có thể tin được, và sau đó nhớ nó suốt đời để bạn không bao giờ bị phát hiện. Ngay cả nếu bạn đang giả vờ thích món bánh trái cây đáng ghét của bà ngoại, nó gây ra rất nhiều áp lực. Thêm nữa, nó tích lại mỗi lần bạn nói dối. Theo chuyên gia về lừa dối Pamela Meyer, một người bình thường nói dối ba lần trong phút đầu tiên gặp một người lạ và nói dối khoảng 10-200 lần mỗi ngày.
Những lời nói dối, giống như nhiều thứ khác, gây stress và lo lắng. Nếu bạn cần bằng chứng, hãy xem máy ghi tim vật lý (còn được biết đến là “máy phát hiện nói dối”). Trên thực tế, chúng không phát hiện được lời nói dối, mà đúng hơn là phát hiện được những dấu hiệu của stress đi cùng với việc nói dối. Dù stress không phải là một dấu hiệu dứt khoát của nói dối, thì nó vẫn là một manh mối tốt. Tác giả David Ropeik chỉ ra một nghiên cứu phát hiện thêm một bằng chứng nữa:
Anita Kelly và LiJuan Wang of Notre Dame tuyển một nhóm gồm 110 người độ tuổi từ 18 đến 71, và nói họ có mặt tuần một lần liên tục trong 10 tuần và ngồi trong máy phát hiện nói dối, thông báo trong tuần qua họ đã nói dối bao nhiêu lần. Nhưng nhóm được chia thành một nửa. 55 người trong số họ nhận được những hướng dẫn về cách tránh nói dối. (Họ có thể tránh kể sự thật, hoặc không trả lời, không bịa chuyện.) Nhóm khác không nhận được chỉ dẫn mà chỉ có yêu cầu có mặt một tuần một lần và kể sự thật tuần vừa rồi họ đã nói dối bao nhiêu lần.
Tất cả mọi người ít nói dối. Nhưng nhóm nhận được lời khuyên bày cách tránh nói dối đã giảm những câu chuyện bịa đặt của họ rất nhiều. Và trong các bảng hỏi, những người ít nói dối thì thông báo có sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt hơn. Họ thông báo mối quan hệ của họ có tiến bộ, ít căng thẳng, khó ngủ, ít đau đầu và đau họng.
Bạn có thể đã biết stress làm hại cơ thể và bộ não bạn theo nhiều cách kinh khủng. Khi việc nói dối làm tăng mức độ stress của bạn và bạn làm việc đó nhiều lần một ngày nên bạn cần xem xét tác động của những bí mật bạn đang giữ. Tác hại của nói dối không phải luôn rõ ràng, mà nó có mặt trong nhiều vấn đề sức khoẻ bạn gặp phải trong cuộc sống hằng ngày của bạn.

ĐÔI LÚC TRUNG THỰC KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG LÀ CÁCH XỬ SỰ TỐT NHẤT

Cuộc sống không có kiểu mẫu. Nói dối gây ra căng thẳng và những vấn đề kinh khủng khác, nhưng nó hữu ích và thậm chí cần thiết vào những thời điểm nhất định. Khi nói dối đảm bảo an toàn cho bạn hoặc sự trung thực đặt bạn vào tình thế nguy hiểm thì bạn có lẽ không nên chọn sự thật. Những ngoại lệ luôn tồn tại. Nói chung, trung thực mang đến rất nhiều lợi ích về tinh thần và thể lý hơn sự không trung thực.
Tuy nhiên, chúng ta là những sinh vật phức tạp. Hằng ngày chúng ta phải đưa ra những quyết định phức tạp. Chúng ta sẽ tìm thấy những lý do để nói dối là cần thiết, nhưng chúng ta sẽ thấy nhiều lý do là không. Hãy xem những trường hợp khi bạn nói dối vì lịch sự và bảo vệ lòng tự tôn của bạn. Hãy nghĩ đến những ảnh hưởng về lâu dài của nói dối. Bạn không thể luôn nói thật, nhưng bạn càng nói thật thì bộ não và cơ thể bạn sẽ càng hạnh phúc.
Như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy những người hay nói dối là người thiếu tình yêu với bản thân.
Nói dối đòi hỏi quá nhiều nỗ lực, khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi về thể xác và tinh thần. Khi bạn không yêu bản thân thì bạn không nhận ra mình đang làm khổ mình vì nói dối.
Ngược lại, tình yêu bản thân giúp bạn ít nói dối, sống trung thực hơn. Vì trung thực sẽ làm bạn hạnh phúc hơn, cơ thể ít mắc bệnh hơn.

LÀM SAO ĐỂ YÊU BẢN THÂN NHIỀU HƠN (SELF-LOVE)

Nhà tâm lý Deborah Khoshaba nêu ra 7 cách để tăng tình yêu đối với bản thân:
1. Trở nên ý thức. Người có nhiều tình yêu đối với bản thân có xu hướng biết những gì họ nghĩ, cảm nhận và mong muốn. Họ ý thức được mình là ai và hành xử theo hiểu biết này, hơn là làm vừa lòng mong muốn của người khác về họ.
2. Hành động theo những gì bạn cần hơn là những gì bạn muốn. Bạn yêu bản thân khi bạn có thể lờ đi một thứ gì đó đem lại cảm giác vui vẻ và phấn khích để tập trung vào những gì bạn cần để sống mạnh mẽ, phát triển trong cuộc sống. Bằng cách tập trung vào những gì bạn cần, bạn tránh được những kiểu hành vi làm bạn dính vào rắc rối, măc kẹt trong quá khứ và làm giảm đi tình yêu bản thân.
3. Chăm sóc bản thân cho tốt. Bạn sẽ yêu bản thân hơn khi bạn chăm sóc, quan tâm hơn đến những nhu cầu cơ bản của bạn. Người có tình yêu bản thân cao nuôi dưỡng bản thân hằng ngày thông qua những hoạt động lành mạnh, như tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, những mối quan hệ thân mật và lành mạnh.
4. Thiết lập ranh giới. Bạn sẽ yêu bản thân hơn khi bạn đặt ra những giới hạn và nói không với công việc, tình cảm, những hoạt động làm suy kiệt hoặc làm hại cơ thể, cảm xúc, tâm lý của bạn, hoặc bộc lộ bản thân kém.
5. Bảo vệ bản thân. Chỉ cho phép những người xứng đáng bước vào đời bạn. Tôi thích thuật ngữ frenemies (bạn bè-kẻ thù) mà tôi biết từ những thân chủ trẻ tuổi của tôi. Nó mô tả về kiểu “bạn bè” vui thích trước nỗi đau và mất mát của bạn hơn là hạnh phúc và thành công. Lời khuyên của tôi là: hãy thoát khỏi họ! Bạn sẽ yêu và tôn trọng bản thân nhiều hơn. Đời bạn không có đủ thời gian để lãng phí cho những người đó.
6. Tha thứ cho bản thân. Loài người chúng ta có thể rất hà khắc với bản thân. Mặt trái của việc chịu trách nhiệm cho những hành động của chúng ta là trừng phạt bản thân quá nhiều cho những lỗi lầm trong việc học hỏi và trưởng thành. Bạn phải chấp nhận tính người của bạn (sự thật là bạn chẳng hoàn hảo), trước khi bạn có thể thật sự yêu thương mình. Tập bớt hà khắc với bản thân khi bạn mắc một lỗi lầm. Nhớ rằng không hề có thất bại nào, nếu bạn đã học hỏi và trưởng thành từ những lỗi lầm của bạn; chỉ có những bài học được học.
7. Sống có chủ tâm. Bạn sẽ chấp nhận và yêu bản thân nhiều hơn, dù có chuyện gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn, khi bạn sống có mục đích và ý định. Mục đích của bạn không cần phải rõ ràng như pha lê. Nếu ý định của bạn là sống cuộc đời lành mạnh và ý nghĩa thì bạn sẽ đưa ra những quyết định hỗ trợ ý định này, và cảm thấy tốt về bản thân khi bạn đạt được mục đích này. Bạn sẽ yêu bản thân nhiều hơn nếu bạn thấy mình đạt được những gì bạn vạch ra.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁCH THOÁT HIỂM KHI GẶP ĐỘNG ĐẤT

Sai lầm tâm lý, đôi khi bạn có ý tốt nhưng lời nói của bạn lại làm mọi thứ trở nên tồi tệ

Độc thân – Một kết quả bất ngờ của hiệu ứng lựa chọn